Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

Đầu tiên chúng ta phải xem xuất phát của câu đó đã. "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" là 4 bước trong 8 bước để thực hiện 3 cương lĩnh của Nho giáo. 3 cương lĩnh bao gồm : "Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện". Tạm không giải nghĩa 3 cương lĩnh này, chúng ta đi tiếp tới về sau đó là: Làm gì để thực hiện hay thực thi được 3 cương lĩnh này ?


 Đó chính là thực hiện 8 bước: "Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Vì vậy nếu anh chỉ nói 4 bước sau thì tức là chưa đi hết ý của nó. 3 cương, 8 bước này được viết trong chương đầu tiên của cuốn sách mang tên Đại Học (nằm trong bộ Luận Ngữ: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử).
"Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc).
Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia).
Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình (tu thân).
Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính.
Muốn cho tâm tư của mình ngay thẳng, đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật. (thành ý)
Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn. (trí tri).
Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật (cách vật)"

Như vậy, trong đoạn này, Khổng Tử không hề nói: trai hay gái mà chỉ nói đến thánh nhân. Ai làm được 8 bước này thì người đó là thánh nhân. Ai muốn làm thánh nhân thì làm theo 8 bước này. Đó là nguyên gốc của Khổng Tử.

Mời các bạn đọc đoạn trích :" Đạo học lớn cốt để biết phát huy đức sáng đức tốt đẹp của con người (Minh minh đức), đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện (Tân dân), khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất (Chỉ ư chí thiện).

Có hiểu được: phải đạt được 3 điều trên thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng.

Vạn vật đều có đầu đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước, cái gì sau, tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của đạo rồi."

Sau chương 1 nói về tổng quan, quyển Đại học có tiếp 10 chương nữa để giải thích đủ 3 cương, 8 bước. Vì mọi người hay quan tâm đến "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" nên tôi tiếp tục chép lại 3 chương này (9,10,11). Vì nó là dịch nguyên gốc nên bạn hiểu đến đâu thì tự hiểu bạn nhé:

Chương 9: Tề gia.

1. Tề gia tức là chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, chủ yếu ở chỗ mình tu dưỡng tốt đạo đức. Bởi vì con người ta:
- Đối với người mình thân thích thì thường có sự thiên lệch;
- Đối với người mình kính sợ, thường có sự thiên lệch;
- Đối với người mình thương hại, thường có sự thiên lệch;
- Đối với người mình khinh miệt, cũng thường có sự thiên lệch;
Cho nên ưa thích ai lại biết được khuyết điểm của người ấy, khinh ghét ai lại biết được ưu điểm của người ấy. Người làm được như vậy là hiếm có trong thiên hạ.
2. Vì ngạn ngữ có câu: "Người ta không ai biết được tật xấu của con mình, không có ai cho rằng mạ ở ruộng mình tốt cả". Thế gọi là tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thì không lấy gì chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc được.

--> Khó hiểu phải không bạn. Đố bạn biết Khổng Tử muốn nói gì ở đây?

Chương 10 - Trị Quốc

1. Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Bởi vì người trong gia đình, gia tộc mình giáo dục không được, mà lại có thể giáo dục được người khác thì đây là điều không thể có. Cho nên người quân tử không cần ra khỏi nhà mà vẫn giáo dục tốt dân một nước.
2. Đức hiếu với cha mẹ là nguyên tắc để thờ vua.
Đức đễ (kính) với anh là nguyên tắc để đối xử với người trên.
Đức từ (yêu thương, độ lượng) với các con là ngyên tắc để sai khiến, sử dụng dân chúng.
3. Thiên Khang Cáo có câu: "Vua yêu thương chăm lo cho dân giống như người mẹ chăm sóc bảo vê trẻ sơ sinh vậy". Nếu thành tâm tìm hiểu, nỗ lực chăm sóc bảo vệ trẻ sơ sinh, tuy là không thể hoàn toàn đạt ý nguyện của đứa trẻ, nhưng sai sót không là mấy. Chưa hề thấy cô gái nào học cách nuôi con trước rồi mới đi lấy chồng.
4. Một nhà thực hiện nhân ái, có thể dấy lên cả nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường. Còn nếu một người tham lam tàn bạo, tất dấy lên cả nước phạm thượng, làm loạn. Mối liên hệ tương quan chặt chẽ chính là như vậy. Đó gọi là một lời có thể làm hỏng cả công việc, một nước người có thể làm yên được nước nhà.
5. Vua Nghiêu, Vua Thuấn dùng nhân ái để quản lý thiên hạ. Nhân dân theo đó mà thực hiện nhân ái. Vua Kiệt, vua Trụ dùng bạo lực để quản lý thiên hạ. Dân chúng cũng theo đó mà làm loạn. Ra lệnh cho dân chúng thực hành nhân ái, nhưng mình lại tàn bạo thì dân nhất định chả nghe theo. Cho nên người quân tử, trước hết nên yêu cầu mình có điều thiện, sau đó mới yêu cầu người khác; yêu cầu mình đừng làm điều ác, rồi sau đó mới cấm chỉ người khác. Nếu bản thân mình che giấu những hành vi không phù hợp với đạo trung thứ, mà lại giáo dục được người làm theo đạo trung thức, từ trước đến nay chưa có ai làm được. Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc.
6. ... (dài quá)

Liên hệ với vấn đề nhân sự của một công ty, tổ chức:

Có một thực tế rằng ngày nay và cả trước kia con người ta không thể làm được cái điều : Một nhà thực hiện nhân ái, có thể dấy lên cả nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường. Với bản chất độc ác và thực dụng của con người như tôi đã nói ở phần : Thuyết pháp trị trong tạo động lực (motivation) và các công việc của nhân sự thì muôn đời sẽ không có chuyện nêu gương nhân nghĩa. Nếu công ty ra chính sách có lợi nhiều cho nhân viên thì chưa chắc đã được gọi là Nhân trị. Có khi nhân viên lại gọi đó là "những điều tôi đáng được hưởng" và họ lại đòi hỏi nhiều hơn. Lại có khi công ty ra 1 chính sách có lợi ít cho nhân viên nhưng nhờ PR tốt (khéo léo) nên nhân viên lại nói "công ty cho nhiều thế này cơ à?". Vì vậy nhân trị hay không lại nằm ở chỗ PR. Pháp trị hay không lại nằm ở chỗ chính sách.

Tinh thần Nhân trị được thể hiện ở câu: ai sinh ra cũng đều có tính tốt và điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Tinh thần này nếu tốt sẽ thúc đẩy con người ta sống chết vì điều người ta chịu ơn và xấu sẽ làm cho người ta đổi lỗi cho hoàn cảnh. Thực ra do tôi muốn tốt nhưng do hoàn cảnh nên tôi phải làm xấu.

Khác với tinh thần Pháp trị: ai sinh ra cũng đều có tính xấu và điều mình muốn người khác làm thì phải lấy lợi để dụ hoặc lấy hại để dọa. Tinh thần này tốt ở chỗ người ta sẽ vì bản thân họ để làm việc hết mình nhưng xấu ở chỗ sự gắn bó của người với người đều ngắn hạn.

Vì vậy theo tôi, một công ty khi ra chính sách phải luôn tuân thủ tinh thần Pháp trị nhưng khi công bố lại công bố theo tinh thần Nhân trị (luôn có 1 loạt các hành động nêu cao tính Nhân trị trong chính sách có tính Pháp trị đó). Ví dụ: Công ty chuẩn bị có chính sách tăng lương. Theo tư tưởng pháp trị: tăng lương là để khuyến khích và dụ những người có tài gia nhập công ty và ở lại. Nhưng khi công bố ra thì phải công bố theo hướng: Công ty thấy lạm phát tăng cao, nhân viên ăn ở khó khắn, đắt đỏ. Rồi công ty thấy có nhiều người tài trong công ty quá. Sau nhiều đêm vật vã, quyết định giảm bớt lợi nhuận để tăng lương cho anh em. Công bố như vậy thì anh em nào chả hỉ hả thỏa mãn. Công ty lại được cái tiếng.

Rồi, giờ bạn muốn bình ổn một tổ chức?

Đầu tiên bạn nên nắm được tinh thần Pháp Trị và Nhân Trị và không lẫn lộn. Thưởng 1 nhân viên đó không phải là Nhân Trị. Phạt một nhân viên đó không phải là Pháp trị.


Điều tiếp theo đó là: bạn cần xác định một mô hình cơ cấu tổ chức rõ ràng. ---> xác định quyền hạn, trách nhiệm công việc cho từng vị trí trong cơ cấu --> 5 công việc tiến hành song song: xây dựng hệ thống quản trị tri thức , các quy trình làm việc, xử lý các quan hệ nội bộ (liên kết nội bộ - nhân trị thể hiện ở chỗ này), xây dựng năng lực, tạo môi trường làm việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét